Circuit breaker là gì |Tính dòng điện trong nhà để chọn aptomat

Công dụng của aptomat Is truyền thông wife điều khiển tự động

Nguyên lý làm việc của aptomat là gì ? Circuit breaker là gì

” Aptomat ” Cực kỳ nổi tiếng trong hệ thống điện công nghiệp nha anh em. Một loại phụ kiện điện tử mà bảo đảm với anh em trong bất kỳ tủ điện nào cũng nằm trong đó 1-2 con trở lên.

Hôm nay; sẽ dành thời gian chia sẻ tất tần tật về em aptomat ( cb ) chống giật cho anh em nào chưa biết tìm hiểu thêm. Còn anh em nào biết rồi thì mua và lắp đặt nhé !

Aptomat là gì ( CB chống giật là gì )

Aptomat ( CB ) chống giật là một loại công tắc đóng ngắt các thiết bị điện trong các hệ thống nhà ở, công trình, toà nhà. Đặc biệt là trong các hệ thống sản xuất công nghiệp hiện nay.

Aptomat là gì ? CB chống giật là gì ? circuit breaker là gì ?
Aptomat là gì ? CB chống giật là gì ? Circuit breaker là gì ?

Riêng về dòng aptomat nó chia ra rất nhiều loại phục vụ cho từng chức năng hệ thống điện khác nhau với nhiều mẫu mã đa dạng phù hợp cho công việc lắp đặt trong các tủ điện công nghiệp

Ký hiệu aptomat trong bản vẽ điện

Về ký hiệu aptomat công đồng điện gọi chung là CB chống giật hoặc tiếng anh người ta gọi là Circuit Breake.

CB điện là gì ? Ký hiệu aptomat ( cb )trong bản vẽ điện
CB điện là gì ? Ký hiệu aptomat ( cb )trong bản vẽ điện

Nhưng xét về thực tế công dụng thì tuỳ vào từng bản vẽ hệ thống điện công suất như thế nào; cách đi dây sơ đồ đấu nối ra sao…..

Công dụng của aptomat ls

Nhắc đến aptomat thì công dụng nó rất quan trọng nha anh em. Tuỳ vào từng mục đích sử dụng thì mới chọn ra đúng loại aptomat cần dùng

Ví dụ chọn aptomat cho gia đình thì chả ông nào chuyên ngành đi vác con aptomat sử dụng trong công nghiệp về dùng

Công dụng của aptomat Is truyền thông wife điều khiển tự động
Công dụng của aptomat Is truyền thông wife điều khiển tự động

Khẳng định công dụng aptomat ( CB ) chính là một khí cụ điện sử dụng dùng để đóng ngắt dòng điện trong nhà để không dẫn đến tình trạng cháy nổ hay làm hư hỏng các thiết bị điện một cách liên đới. Mặt khác chống giật bảo vệ an toàn tính mạng con người

Các nguyên nhân nhảy aptomat ( Circuit breaker ) 

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho aptomat bị nhảy. Tuy nhiên; dưới đây là các nguyên nhân thường gặp đối với aptomat gia đình hoặc CB trong công nghiệp:

  • Dòng điện chạy qua aptomat vượt mức do dùng quá nhiều thiết bị điện cùng một lúc
  • Thiết bị điện trong nhà bị rò rỉ
  • Xảy ra hiện tượng cháy nổ trong hệ thống điện

 

Nguyên nhân nhảy aptomat và tác dụng của aptomat là gì
Nguyên nhân nhảy aptomat và tác dụng của aptomat là gì

Vậy thằng aptomat ( cb ) chống giật này nó bảo vệ bằng cách nào ?

Ví dụ: Aptomat lắp trong một toà nhà nhỏ có dòng điện định mức tối đa 100A. Mà các ông sử dụng một lúc nào nấu cơm; nấu nước sôi bằng; nấu thức ăn bằng bếp điện từ, sử dụng bếp nướng, và 2-3 cái máy điều hoà bảo đảm nó cắt điện luôn.

Vì sao ? Chính vì nó thấy dòng tải điện đi qua vượt mức cho phép nên gì an toàn cả cái nhà bắt buộc phải ngắt thôi ( Đây là hiện tượng quá tải quá dòng )

Một hiện tượng thứ 2 là chập mạch. Có nghĩa là chỗ nào đó trong nhà bị cháy; hoặc bị nước rò rỉ gây chập là tự cb chống giật nó ngắt điện cả nhà

Còn nói theo sách vở thì aptomat có tác dụng đóng ngách bảo vệ mạch điện khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch; quá tải dòng; sụt áp hoặc thậm chí mất hẳn áp……

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của aptomat ( CB )

Thực ra; xét về cấu tạo aptomat ( cb ) chống giật nó khá đơn giản chẳng có gì phức tạp cả. Ngay cả nguyên lý làm việc của con này cũng thế; chả qua anh em học bổ xung thêm kiến thức và thi cử thôi

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của aptomat ( Circuit Breake )
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của aptomat ( Circuit Breake )

Còn trong thực tế; cấu tạo của aptomat anh em không cần xem mà chỉ cần để ý các thông số kỹ thuật trên con aptomat

Về nguyên lý aptomat ( cb ) chống giật thì chỉ cần nắm được công dụng của nó là được. Còn nó hoạt động thế nào thì đã có nhà sản xuất người ta lo

Cấu tạo của aptomat chống giật

Cấu tạo aptomat bao gồm 2 tiếp điểm cố định và tiếp điểm di động đóng vài trò chính là đóng ngắt và bật mạch điện

  • 2 con ốc vặn là điểm đấu nối đầu vào và 2 con ốc đấu tải đầu ra đối với con aptomat loại 1 pha. Dòng aptomat 3 pha thì anh em tự tìm hiểu thêm vì nó khá giống

=> Nói đơn giản thì 3 con aptomat 1 pha kết hợp lại biến thành 1 con aptomat loại 3 pha

Nguyên lý làm việc và cấu tạo của aptomat cb là gì
Nguyên lý làm việc và cấu tạo của aptomat cb là gì

Chung quy cấu tạo CB ( Circuit breaker ) bao gồm:

  • Một cái thanh gạt sử dụng để bật hoặc tắt át tô mát chống giật
  • Một thanh nam châm nhỏ có dây thép quấn vào tạo từ trường khi dòng tải chạy qua
  • Buồng hồ quang oánh lửa
  • Ngoài ra; cấu tạo của aptomat còn bao gồm các bộ phận phụ như: Bộ chuyền đồng đóng vai trò điều khiển; relay nhiệt; lò xo + Chỉ báo đóng ngắt
  • Một cái nút test aptomat chống giật

Nguyên lý làm việc của aptomat ( áp tô mát ) 

Thực tế; nguyên lý hoạt động của aptomat ( cb chống giật ) cực kỳ đơn giản. Nếu để ý sơ đồ aptomat chống giật thì anh em sẽ thấy tất cả các thiết bị này đều được thiết kế 1 cái mạch để đối chiếu với dòng tải rò ra

Ví dụ nhé:

Trên aptomat chống giật có ký hiệu 30mA. Điều này có nghĩa là cái ngưỡng dòng tải điện tối đa đi qua con cb là 30mA

=> Tức là khi có dòng điện chạy qua cb chống giật mà dưới 30ma thì xem như mọi chuyện bình thường.

Nguyên lý làm việc của aptomat ( áp tô mát ) chống giật
Nguyên lý làm việc của aptomat ( áp tô mát ) chống giật

Nhưng dòng tải chỉ cần vượt quá 30ma chắc chắn cầu dao cb ( aptomat ) chống giật sập xuống gây tắt toàn bộ hệ thống điện trong nhà để đảm bảo an toàn cho con người

Hoặc bình thường không xảy ra rò rỉ điện thì cb hoạt động theo nguyên lý ổn định cầu dao không bật. Trường hợp rò rỉ điện từ bất cứ thiết bị nào trong gia đình thì chắc chắn giữa 2 pha dây nóng và dây lạnh ở 2 cực cb sẽ bị lệch nhau dòng tải dẫn đến cb bật hay còn gọi là nhảy cb

=> Đây chính là nguyên lý làm việc của áp tô mát ( cb chống giật )

Cho nên; để tiện lợi đối với các nhà cao tầng người ta không lắp đặt một cb chống giật. Mà người ta lắp mỗi lầu 1 cb ( aptomat ) để khi xảy ra sự cố chỗ nào chỉ ngắt điện chỗ ấy.

Và nó chỉ ngắt toàn bộ ngôi nhà khi và chỉ khi con cb ( aptomat ) tổng nó chịu không nổi dòng áp đi qua !

Cách chọn và lắp đặt aptomat chống giật

Các dòng aptomat ( cb ) chống giật mắc dù nó nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng. nó ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người; ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị. Do đó; khi chọn cb chống giật anh em nên lưu ý kỹ lưỡng

Chọn cb chống giật như thế nào ?

Điều quan trọng khi chọn aptomat ( cb ) chống giật chính là công suất chịu dòng tải của nó. Có nghĩa là bạn phải tính toán công suất thiết bị điện trong nhà để chọn đúng công suất dòng tải mà con cb chống giật có thể chịu được

Vì chọn công suất càng lớn thì giá tiền càng cao thôi và độ an toàn lại không chuẩn bằng chọn đúng

Chọn aptomat cho gia đình - bình nóng lạnh - động cơ 3 pha
Chọn aptomat cho gia đình – bình nóng lạnh – động cơ 3 pha

Vậy chọn aptomat cho gia đình như thế nào ?

Câu hỏi đặt ra khi các bạn đặt chân ra cửa hàng mua đồ là ” Anh / Chị cần chọn cb bao nhiêu Ampe “. Và nếu anh em nào không rành thì như này !

Tầm 2 cái máy lạnh; nồi cơm 3 cái quạt; 1 cái máy giặt, 1 cái tủ lạnh kết hợp vài cái đèn led thì anh em chọn thẳng cái cb chống giật 30 Ampe là chuẩn nhé. Thông thường những nhà như vậy là dạng nhà không có lầu

Còn đối với nhiều anh em nhà 2-3 tầng xài 6-7 cái máy điều hoà; quạt; bếp điện; nồi cơm điện; máy hút khói…. Thì anh em nên chọn con cb chống giật tầm 60-80 Ampe

Còn anh em nào chắc chắn cẩn thận hơn thì mô tả lượng thiết bị điện chính trong nhà hoặc nhờ các bên lắp đặt khi xây nhà họ sẽ tư vấn cho

Cho nên việc lựa chọn các loại aptomat cho động cơ 3 pha; cho máy giặt, tủ lạnh; bình nóng lạnh dùng cho gia đình hoặc dùng cb tổng lắp hệ thống nhà ở chúng ta đều phải tính toán kỹ lưỡng tổng dòng điện trong sơ đồ mạch đó là bao nhiêu. Còn anh em nào không rành thì nên tham khảo ý kiến thầy thợ cho chắc

Cách lắp cb ( aptomat ) chống giật ra sao ?

Cách lắp đặt aptomat chống giật - CB chống giật
Cách lắp đặt aptomat chống giật – CB chống giật

Thứ nhất là lắp cùng chiều với chiều các dòng chữ lắp trên cb giúp tránh nhầm lẫn trong khi đấu nối dây

Khu vực lắp phải luôn khô ráo tránh hơi ẩm

Không nên mua aptomat ( CB ) chống giật giá rẻ ?

Một lưu ý khi chọn cb giá rẻ với cb giá mắc nhé. Tiền nào của nấy các bạn ạ

Đối với các cb hãng chuẩn giá cao thì quả tải dòng nó cũng nhảy và rò rỉ điện gay mất thăng bằng giữa 2 pha nó nhảy tuốt

Chọn mua aptomat chống giật giá rẻ loại nào tốt nhất
Chọn mua aptomat chống giật giá rẻ loại nào tốt nhất

Còn đối với các cb giá rẻ có mấy chục ngàn thì chỉ khi quá tải dòng nó mới bật. còn rò rỉ điện xuống đất hay nước hoặc các thiết bị bằng sắt…. nó im luôn không nhảy làm anh em dễ bị giật là ở chỗ đó

Chính vì vậy; cứ cb loại panasonic; Schneider… Thương hiệu lớn mà dùng

Cách đấu aptomat ( CB ) chống giật

Các loại aptomat chống giật theo cực được chia làm 3 dòng chính:

  • Aptomat 1 pha
  • Aptomat 2 pha
  • Aptomat 3 pha

Chia theo ký hiệu công dụng thì aptomat ( cb ) bao gồm các loại: MCB, MCCB, RCCB; ELCB, RCBO, RCD, ACB, VCB…..

Anh em nào muốn tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa các dòng này thì có thể tham khảo: Aptomat mccb là gì

Quay lại aptomat cấu tạo các cực. Trong đó; dòng aptomat 1 pha và 3 pha được sử dụng nhiều

Cách đấu aptomat cb chống giật panasonic 2-3 pha điện cực
Cách đấu aptomat cb chống giật panasonic 2-3 pha điện cực

Vậy ! Khi nào sử dụng aptomat 1 pha – Khi nào sử dụng aptomat 3 pha ?

Đối với dòng aptomat loại 1 pha 2 cực thông thường được kỹ thuật họ chọn để điều khiển ngắn mạch quá tải đối với các hệ thống điện gia đình; các thiết bị có công suất hoạt động không lớn

Ví dụ: Aptomat 1 pha  cực tức là cb loại 1 cực dùng để đóng ngắt các dòng line đèn Led, Đèn tip; các ổ cắm điện….. Chuyên dụng trong việc đóng ngắt cực nóng hay còn gọi là ngắt line nóng

Còn dòng aptomat 1 pha 2 cực thể hiện ở dạng khối đóng ngắt 2 cực nóng và lạnh

Còn dòng aptomat 3 pha là một loại cb khối gồm 3 cực thì được sử dụng cho các động cơ công suất lớn; các hệ thống sản xuất kinh doanh….

Sơ đồ cách đấu aptomat 2 cực

Aptomat 2 cực đấu nối cực kỳ đơn giản

Để bảo vệ an toàn trước khi đấu aptomat nên ngắt luôn dòng điện trong hệ thống. Sau khi ngắt xong cẩn thận hơn thì cắm con bút thử điện vào xem cho chắc

Bước 2: Xác định đầu vào và đầu output của các con aptomat.

Đối với đầu vào anh em đấu dây trung tính vào cực ký hiệu N như sơ đồ

Dây nóng ký hiệu L đấu thẳng vào cực đầu vào còn lại của aptomat. Lúc này xem như đã cấp nguồn vào cho con aptomat

Sơ đồ cách đấu aptomat 2 cực chống giật trong mạch điện motor
Sơ đồ cách đấu aptomat 2 cực chống giật trong mạch điện motor

Bước 3: Là 2 đầu tải tiêu thụ còn lại anh em đấu ra bình thường một cách song song

Nếu là CB tổng thì đấu về CB từng khu vực. Nếu là cb khu vực thì đấu về công tắc cầu chì và khu vực cắm điện. Trong đó; dây đưa về cầu chì là dây lửa

Sơ đồ cách đấu aptomat 3 pha chống giật

Cũng như dòng aptomat 1 pha cứ ngắt hẳn điện cho an toàn rồi muốn đấu nối gì thì đấu

Bước 2: lưu ý cho tất cả aptomat nhé. Đầu vào chúng ta sẽ đấu vào các chân phía trên con CB chống giật

Cách phân biệt đơn giản chính là đấu vào các cực theo đúng hướng các chữ  ( chiều dòng chữ mình đọc được ) khắc trên thiết bị

Sơ đồ cách đấu aptomat 3 pha chống giật điều khiển motor
Sơ đồ cách đấu aptomat 3 pha chống giật điều khiển motor

Còn về việc anh em đấu ngược thì thực chất con cb vẫn hoạt động bình thường; chỉ khi xảy ra sự cố thì nó ko thực hiện chức năng đóng ngắt thôi

Khi đấu nối chú ý ký hiệu trên thiết bị:

N là dây lạnh ( Tức là ký hiệu của cộng dây nguội đấu vào )

L là dây nóng ( Có những aptomat chỉ ký hiệu N và cực còn lại không có ký hiệu gì => Cực ko ký hiệu khi nào nó cũng là nơi để đấu dây pha nóng vào )

Lưu ý khi sử dụng aptomat ( CB ) chống giật

Điểm lưu ý khi sử dụng cb chống giật là lâu lâu phải test nó theo định kỳ để đảm bảo nó vẫn hoạt động Ok. Anh em mà dửng dưng ko test theo chu kỳ thì nó dễ chập chập; hoặc bị kẹt cb do sử dụng lâu là chuyện bình thường.  Đến lúc bị sự cố chập mạch nó không ngắt điện dẫn đến không đảm bảo an toàn đâu nhé

aptomat chống giật loại nào tốt
aptomat chống giật loại nào tốt

Còn test kiểm tra cb chống giật còn hoạt động không thì phải làm thế nào ?

Thực tế; nếu để ý anh em sẽ thấy trên mỗi con cb đều có cái nút nhấn nhỏ dùng để test độ hoạt động của cb. Nếu nhấn nút mà cb nhảy thì xem như ổn định

Chính vì vậy; cứ 30 hoặc 45 ngày anh em nên nhấn nút cb kiểm tra cho an toàn

Báo giá aptomat (CB ) chống giật Schneider – Sino

Bài chia sẻ về các loại aptomat ( cb ) chống giật chủ yếu chỉ cảnh tỉnh mấy anh em đang học hỏi và chưa biết gì. Còn đối với anh em kỹ thuật chính tổng thì xem cho vui đừng ném đá anh em nhé

Anh em nào có nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghiệp gắn tủ điện như các bộ nguồn – bộ chuyển đổi hoặc các thiết bị đo mức giám sát áp trong công nghiệp thì có thể liên hệ theo thông tin bên dưới:

HUNG PHAT AUTOMATION TECHNOLOGY CO.,LTD

Trưởng Phòng Kinh Doanh

Kỹ Sư Cơ Điện

0931 429 989  –  0972 56 05 06 – Mr. Thành

Mail: thanh.nguyen@huphaco.vn

Địa chỉ: Rosita Khang Điền; Phường Phú Hữu, Q9, TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *