Nguyên lý / Cấu tạo và ứng dụng các loại công tắc tơ

công dụng của công tắc tơ

Công tắc tơ là gì 

công tắc tơ là gì
Công tắc tơ là gì ? Công tắc tơ 3 pha là gì ? Công tắc 1 pha là gì ?

Công tắc tơ là một thiết bị sử dụng để đóng ngắt tạo nên dòng điện kích hoạt điều khiển các động cơ; máy phát có công suất lớn hoặc nhỏ bằng các tiếp điểm tích hợp trên bản thân thiết bị. Mà các tiếp điểm này hoạt động dựa trên nguyên lý co đẩy của chiếc lò xo tích hợp bên trong thiết bị

Các công tắc thường thấy như công tắc tơ 25A / 16A / 32A / 40A

Các ký hiệu của công tắc tơ

Có rất nhiều hãng phân phối công tắc tơ. Dưới đây tôi sẽ chỉ bạn cách đọc thông số của một loại công tắc điển hình:

ký hiệu công tắc tơ
Tổng hợp tất cả các ký hiệu trên thiết bị công tắc tơ

Ta để ý có 2 dòng ngang phía trên và phía dưới.

R/S/T là ký hiệu dòng điện đầu vào của công tắc tơ

L1/L2/L3 là ký hiệu của 3 pha nóng

1/3/5 là ký hiệu lần lượt của 3 cặp tiếp điểm

U/V/W là ký hiệu đầu ra của động cơ ( Dòng điện đầu ra)

2/4/6 là ký hiệu  3 cặp tiếp điểm > kết hợp 1-2 là một cặp tiếp điểm, 3-4 là một cặp tiếp điểm và tương tự cho 5-6

T1/T2/T3 là ký hiệu lần lượt của mạch động lực 3 pha lửa

Nhìn sang bên phải tay thấy các ký hiệu 43 NO / 31 NC; 32 NC / 44 NO. Đây chính là các tiếp điểm phụ của con công tắc tơ. Trong đó; các cặp tiếp điểm 31 và 32 là các cặp tiếp điểm thường đóng; còn tiếp điểm 43 và 44 là cặp tiếp điểm thường mở

Ứng dụng của contactor là gì

công dụng của công tắc tơ
Ứng dụng thực tế phao báo mức thông qua công tắc tơ để điều khiển bơm nước công suất lớn

Contactor có công dụng quan trọng trong việc điều khiển dạng ON/OFF tạo nguồn cho các thiết bị có công suất nhỏ – trung bình – lớn. Chúng ta thường thấy công tắc tơ 1 pha trong các sơ đồ điện gia đình. Còn đối với nhà máy; tải điện cao thế… Đều sử dụng công tắc tơ 3 pha

Đặc biệt; tại các dây chuyền sản xuất trong nhà máy thì công tắc tơ là thiết bị điều khiển dùng để vận hành các thiết bị điện hoặc các động cơ một cách tự động với mức độ ổn định rất cao. Giúp ích rất nhiều trong công cuộc tự động hóa hệ thống nhà máy sản xuất

Điểm chung của các loại công tắc tơ so với công tắc hành trình đó chính là những thiết bị làm thay đổi sơ đồ mạch điện và điều khiển các thiết bị động cơ khác

Cấu tạo của công tắc tơ

cấu tạo lò xo trong công tắc tơ
Lò xo đóng mở các tiếp điểm trong công tắc tơ

Cấu tạo bên trong thiết bị Contactor bao gồm 1 cuộn dây. Ở giữa đè lên cuộn dây là một lò xo. Gắn trên đỉnh lò xo là một lõi thép nhỏ hơn. Lõi thép này linh động di chuyển lên xuống ( Khi có nguồn điện vào sẽ truyền tới cuộc dây.

Tiếp đó cuộn dây sinh ra từ trường hút thanh sắt này xuống) khi không có điện thì nó lại nhô lên để trở về bạn thái như ban đầu

cấu tạo của công tắc tơ
Cấu tạo cuộn dây trong công tắc tơ

Bên dưới cuộn dây là một lõi thép cố định dạng hình chữ E mục đích tạo ra từ trường

công tắc tơ dùng lõi sắt tạo từ trường
Công tắc tơ dùng lõi sắt tạo từ trường

Bên ngoài là lớp nhựa bọc bảo vệ các thiết bị cấu tạo bên trong. Tích hợp 3 cặp tiếp điểm chính và nhiều tiếp điểm phụ tùy vào từng chức năng và yêu cầu ông dụng của thiết bị

Nguyên lý hoạt động của công tắc tơ

Đầu tiên; chúng ta cấp 2 dây nguồn vào trực tiếp 2 đầu cuộn hút A1 và A2. Tất nhiên nguồn cấp là dòng AC hay DC bao nhiêu Vôn sẽ thể hiện trên bản thân thiết bị công tắc tơ. Lúc này; nút màu cảm biến con tắc tơ tụt xuống giúp đóng nguồn nhằm truyền điện từ 3 chân đầu vào truyền tới 3 chân đầu ra của tiếp điểm chính làm tiếp điểm động lực đóng lại. Khi đó; các tiếp điểm phụ thường mở sẽ trở về thường đóng và ngược lại

Các tiếp điểm của contactor

các tiếp điểm của công tắc tơ
Công tắc tơ có tích hợp các tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ

Công tắc tơ có 2 dạng tiếp điểm tích hợp trên nó đó là tiếp điểm chính và các tiếp điểm phụ. Để đi sâu về vấn đề này ta cần tham khảo một số thuật ngữ nhà máy dưới đây:

Tiếp điểm là gì

Theo ngôn ngữ tư duy nhà máy thì tiếp điểm tức là tâm điểm của 2 thiết bị tiếp xúc nhau tạo nên một điểm chung. Trong trường hợp công tắc tơ thì tiếp điểm là nơi điều khiển hoạt động của các động cơ

Có 2 loại tiếp điểm đó là tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở

Tiếp điểm thường mở là gì

Tiếp điểm thường mở chính là tiếp điểm không có điểm chung và làm cho mạch bị hở ra nhằm ngắt kế nối dòng điện

Tiếp điểm thường đóng là gì

Tiếp điểm thường đóng là 2 tiếp điểm nối nhau tạo thành một mạch kín giúp dòng tải có thể truyền qua một cách dễ dàng

Tiếp điểm chính của contactor

Tất nhiên; 3 cặp tiếp điểm đầu ra và đầu vào như tôi đã giới thiệu ở trên chính là tiếp điểm chính. 3 cặp tiếp điểm này luôn luôn ở chế độ thường mở; và chỉ khi cấp nguồn điện vào kích hoạt thiết bị vận hành thì các tiếp điểm này ở dạng thường đóng để câp nguồn cho động cơ

Tiếp điểm chính tức là tiếp điểm động lực của contactor. Đây là một tiếp điểm dùng nhiều nhằm mục đích điều khiển các động cơ hoặc các thiết bị hoạt động có công suất lớn

Tiếp điểm phụ của contactor

Tiếp điểm phụ của contactor là một dạng tiếp điểm bổ trợ thêm cho thiết bị khi cần thiết. Được tích hợp bằng 1 cặp tiếp điểm thường đóng và thường mở.Đối với những loại công tắc tơ có dòng tải nhỏ hơn 25A thì các tiếp điểm phụ này sẽ được thiết kế cố định trên thiết bị công tắc. Còn tải trên 25A thì linh động hơn; các tiếp điểm phụ không thiết kế cố định và có thể tháo ra khi không cần thiết để đảm bảo khoảng trống ok cho tủ điện

Mục đích tích hợp thêm các cặp tiếp điểm phụ ngoài việc hỗ trợ đóng ngắt còn hỗ trợ rất nhiều trong công tác đấu nối

Hướng dẫn sử dụng công tắc tơ

Nếu chịu khó để ý các dòng công tắc tơ chúng ta sẽ thấy kích thước thiết bị càng lớn thì dòng Ampe chịu được càng cao và ngược lại

Có rất nhiều loại công tắc tơ có nguồn khác nhau như nguồn AC 24V / 220V / 380V. Bên cạnh đó công tắc to vẫn có các nguồn DC 24V / 110V / 220V. Đây chính là khu vực nguồn để điều khiển thiết bị hay còn gọi là nguồn cuộn hút. Người ta ký hiệu nguồn này trên công tắc tơ là A1 và A2.

Cách đấu dây công tắc tơ

Về vấn đề đấu nối dây điện cho công tắc tơ ta có rất nhiều cách. Đặc biệt; các anh kỹ sư nước ngoài thường toàn đấu ngược, thích là đấu và không theo bất kỳ một nguyên tắc chung nào. Thậm chí nguồn còn đấu vào nhiều vị trí khác nhau. Điều này dẫn đến chằng chịt dây gây khó khăn trong sửa chữa hoặc không để ý nguồn chỗ nào dẫn đến bị giật là chuyện thường trong nhà máy

Theo kinh nghiệm lâu năm; tôi nghĩ các bạn nên đấu theo một nguyên tắc chung nhất định theo chiều song song. Tức là đấu đầu vào phía trên và đầu ra phía dưới theo hướng thẳng từ trên xuống. Làm như vậy giúp thuận lợi cho việc sửa chữa sau này. Đồng thời không gây nguy hiểm cho người sử dụng

công dụng của công tắc tơ
Ứng dụng thực tế phao báo mức thông qua công tắc tơ để điều khiển bơm nước công suất lớn

Một điểm đáng lưu ý khi đấu dây: Nếu chúng ta đấu đấu luôn trực tiếp 3 dây động cơ 3 pha vào 3 chân đầu ra U / V / W thì nếu xảy ra sự cố con công tắc tơ sẽ không được bảo vệ. Do vậy; trước khi đấu vào ta phải đấu thêm 3 con rơ le nhiệt lần lượt vào 3 chân đầu ra nhằm bảo vệ công tắc tơ trong những trường hợp bị quá tải

Báo giá các loại công tắc tơ dùng trong công nghiệp

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG HƯNG PHÁT

Trưởng Phòng Kinh Doanh

Kỹ Sư Cơ Điện

Mr. Thành

Hotline: 0972 56 05 06 – 0931 429 989

Mail:  thanh.nguyen@huphaco.vn

Địa chỉ: Rosita Khang Điền; Phường Phú Hữu, Q9, TP.HCM

Bài viết liên quan:

Bộ chuyển đổi dòng 0-5Aac sang 4-20mA

Hy vọng bài chia sẻ công tắc tơ là gì sẽ hỗ trợ bạn đọc nhiều kiến thức về thiết bị 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *